Trở lại làng nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp
- Được đăng: Thứ sáu, 01 Tháng 12 2023 12:52
- Lượt xem: 885
(TUAG)- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp lúc mới được công nhận (năm 2006) có 108 hộ, với hơn 300 lao động. Thời điểm đó xuồng đóng quanh năm, số lượng rất nhiều. Nay trở lại làng nghề, không khí không còn náo nhiệt như xưa; làng nghề vắng lặng tiếng bào, cưa, đục, đẽo…; loe hoe chỉ còn 3 hộ đóng xuồng, chủ yếu đóng theo đơn đặt hàng.
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp đã có từ rất lâu, trên 100 năm. Tại đây đóng đủ các loại ghe xuồng: Từ ghe cà dom, đến ghe hàng trăm tấn, vỏ lãi, xuồng ba lá, xuồng cui, xuồng Ông Chưởng… Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp vùng ĐBSCL và các vùng lân cận. Lực lượng lao động làng nghề tập trung 111 hộ với trên 620 lao động.
Làng nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp không còn nhộn nhịp như xưa
Trước đây, với bề dày hình thành, phát triển, qua bao thăng trầm nhưng làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp vẫn trụ vững với thời gian, là nhờ có sản phẩm đẹp, phong phú, sử dụng duy nhất nguyên liệu gỗ cây sao có sẵn tại địa phương nên giảm được chi phí, giá thành, lại chắc, bền, có hạn sử dụng lâu năm. Nhờ vậy sản phẩm của làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp có thị trường tiêu thụ ra nhiều tỉnh Vĩnh Long, TP Cần Thơ, mạnh nhất là các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), huyện đầu nguồn lũ TX Tân Châu, huyện An Phú và nước bạn Campuchia.
Làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp chỉ đóng loại ghe lớn, nhưng từ năm lũ lớn (năm 2000) phần nhiều các hộ chuyển sang đóng loại nhỏ như xuồng lường, xuồng cui, xuồng ba lá, có hạn sử dụng từ 3 - 7 năm, nên duy trì được làng nghề hoạt động xuyên suốt trong tình hình kinh tế khó khăn. Bình quân mỗi năm làng nghề đưa ra thị trường trên 1.000 chiếc xuồng các loại. Các cơ sở chủ động trong dự đoán tình hình, làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường nên tiêu thụ rất mạnh. Nhờ vậy, các hộ nghèo cũng vươn lên khá, giàu, người không có tay nghề cũng sống được bằng công việc phụ của mình.
Thế nhưng, theo thời gian làng nghề dần thu hẹp. Mùa lũ lên là thời điểm để người dân nghề đóng xuồng ở xã Mỹ Hiệp kiếm thêm thu nhập. Ấy vậy mà năm 2018, làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp chỉ còn 20 hộ sản xuất, nay chỉ còn 3 hộ.
Chị Trần Thị Muôl, Trưởng ấp Tây Thượng (xã Mỹ Hiệp) chia sẻ: “Do mực nước thấp, nguồn đầu ra không ổn định, xuồng nhựa composite nhiều, thị trường đầu ra hẹp lại, lượng tiêu thụ ít, giảm rất nhiều, nên hộ làm nghề không còn thu nhập ổn định như trước. Kinh tế giảm, nên một số hộ không duy trì được nghề, dần chuyển sang nghề nghiệp khác để làm kinh tế gia đình. Vốn làng nghề có tiếng nên chủ bếu tỉnh khác tới đặt hàng. Thời gian tới cần có biện pháp tiếp tục duy trì làng nghề”.
Bà Ngô Nguyễn Thị Bích (ấp Tây Thượng)-Cơ sở đóng xuồng Huỳnh Văn Đại cho biết: “Tôi làm nghề cha truyền con nối, mấy chục năm, làm xuồng bán quanh năm, cao điểm mùa nước”. Bà Bích kể: “5-7 năm về trước, vào mùa nước cả làng nghề làm rộ, gần đây làm quanh năm, đóng xuồng theo đơn đặt hàng của khách. Bình quân 1 chiếc xuồng dài 6m, đóng 3 ngày. Cứ 3 ngày hoàn thành 3 chiếc xuồng, với 1-2 thợ làm. Thợ đóng xuồng ăn theo sản phẩm 500 ngàn đồng đến -1,2 triệu đồng/chiếc, tùy xuồng lớn nhỏ, đóng 3 ngày xong. Mỗi chiếc bán khoảng 4 triệu đồng, trừ chi phí lời hơn 500 ngàn đồng, nhờ số nhiều”.
“Giờ nghề đóng xuồng cũng đa dạng nhiều kích cỡ: Xuồng trưng bày vài tấc, 1m, 2m, 3m… Nhiều người bán vật liệu xây dựng đặt mua xuồng nhỏ với giá 1-2 triệu đồng/chiếc để tặng khách hàng. Xuồng đóng loại này không tốn cây nhiều, nhưng tẳn mẳn, tốn thời gian lắm”-bà Bích chia sẻ.
Ông Lê Văn Tùng (57 tuổi), làm nghề đóng xuồng hơn 30 năm. Ông Tùng cho biết: “Đóng xuồng từ thời ông nội, giờ lượng xuồng đóng giảm hơn 90% so với trước. Thu nhập giảm nên con cũng không theo nghề, đi TP. Hồ Chí Minh làm, một mình tôi vẫn đam mê theo nghề. Ngày nào siêng đóng 2 ngày xong một chiếc xuồng dài 5,5m, ngang 9 tấc”.
Ông Tùng cho biết, cực vậy nhưng lời ít lắm. Giá bán giao thương lái 1,5 triệu đồng/chiếc, bán lẻ 1,7-1,8 triệu đồng, trừ chi phí lời chừng 100 ngàn/chiếc. Thu nhập thợ làm nghề chưa tới 300 ngàn/ngày. Để làm ra chiếc xuồng thợ phải qua nhiều công đoạn, cực nhất là đi mua cây. Người thợ làm nghề phải thật khéo léo theo từng công đoạn, như chọn gỗ già, chắc; ngâm; móc cây; cưa; phơi; uốn be; đóng; trét chai; vạt; đóng sạp; cho ra thành phẩm. Một năm làm chừng 6 tháng, nước không có, xuồng không bán chạy…”.
“Tôi yêu nghề mới làm tới giờ, chứ đời con không theo nghề. Cứ đà này khả năng làng nghề mai một”-ông Tùng trăn trở.
Gần đó, ông Phan Văn Nói (60 tuổi) cũng chia sẻ: “Tôi đóng xuồng từ năm 16 tuổi, nay nghỉ rồi. Lớn tuổi, con không theo nghề, nghỉ cũng tiếc, nhưng không làm nổi”.
Là người theo nghề cha truyền con nối, bản thân đóng xuồng hơn 45 năm, ông Huỳnh Văn Phuột nói rằng: “Chưa bao giờ làng nghề vắng lặng như vậy. Xưa cả làng nghề nhộn nhịp đóng ngày đêm, giờ chỉ còn người lớn tuổi nắm níu theo nghề. Mấy chục năm đóng xuồng, nghề đóng xuồng đeo bám trong tâm, yêu nghề nên làm hoài, khi nào không còn sức thì thôi”.
“Nhớ cái thời chong đèn làm đêm cực nhưng vui, giờ sắp mai một, nếu làng nghề không được duy trì sẽ tiếc lắm-mất đi một nét văn hóa đặc trưng miền quê sông nước”- ông Phuột tiếc rẻ.
Để duy trì làng nghề cần “bơm” vốn, tạo điều kiện cho các cơ sở làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống địa phương được hưởng các chính sách vay vốn, giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu tại các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh...
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp đã có từ rất lâu, trên 100 năm. Tại đây đóng đủ các loại ghe xuồng: Từ ghe cà dom, đến ghe hàng trăm tấn, vỏ lãi, xuồng ba lá, xuồng cui, xuồng Ông Chưởng… Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp vùng ĐBSCL và các vùng lân cận. Lực lượng lao động làng nghề tập trung 111 hộ với trên 620 lao động.
Làng nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp không còn nhộn nhịp như xưa
Làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp chỉ đóng loại ghe lớn, nhưng từ năm lũ lớn (năm 2000) phần nhiều các hộ chuyển sang đóng loại nhỏ như xuồng lường, xuồng cui, xuồng ba lá, có hạn sử dụng từ 3 - 7 năm, nên duy trì được làng nghề hoạt động xuyên suốt trong tình hình kinh tế khó khăn. Bình quân mỗi năm làng nghề đưa ra thị trường trên 1.000 chiếc xuồng các loại. Các cơ sở chủ động trong dự đoán tình hình, làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường nên tiêu thụ rất mạnh. Nhờ vậy, các hộ nghèo cũng vươn lên khá, giàu, người không có tay nghề cũng sống được bằng công việc phụ của mình.
Thế nhưng, theo thời gian làng nghề dần thu hẹp. Mùa lũ lên là thời điểm để người dân nghề đóng xuồng ở xã Mỹ Hiệp kiếm thêm thu nhập. Ấy vậy mà năm 2018, làng nghề đóng xuồng Mỹ Hiệp chỉ còn 20 hộ sản xuất, nay chỉ còn 3 hộ.
Chị Trần Thị Muôl, Trưởng ấp Tây Thượng (xã Mỹ Hiệp) chia sẻ: “Do mực nước thấp, nguồn đầu ra không ổn định, xuồng nhựa composite nhiều, thị trường đầu ra hẹp lại, lượng tiêu thụ ít, giảm rất nhiều, nên hộ làm nghề không còn thu nhập ổn định như trước. Kinh tế giảm, nên một số hộ không duy trì được nghề, dần chuyển sang nghề nghiệp khác để làm kinh tế gia đình. Vốn làng nghề có tiếng nên chủ bếu tỉnh khác tới đặt hàng. Thời gian tới cần có biện pháp tiếp tục duy trì làng nghề”.
Bà Ngô Nguyễn Thị Bích (ấp Tây Thượng)-Cơ sở đóng xuồng Huỳnh Văn Đại cho biết: “Tôi làm nghề cha truyền con nối, mấy chục năm, làm xuồng bán quanh năm, cao điểm mùa nước”. Bà Bích kể: “5-7 năm về trước, vào mùa nước cả làng nghề làm rộ, gần đây làm quanh năm, đóng xuồng theo đơn đặt hàng của khách. Bình quân 1 chiếc xuồng dài 6m, đóng 3 ngày. Cứ 3 ngày hoàn thành 3 chiếc xuồng, với 1-2 thợ làm. Thợ đóng xuồng ăn theo sản phẩm 500 ngàn đồng đến -1,2 triệu đồng/chiếc, tùy xuồng lớn nhỏ, đóng 3 ngày xong. Mỗi chiếc bán khoảng 4 triệu đồng, trừ chi phí lời hơn 500 ngàn đồng, nhờ số nhiều”.
“Giờ nghề đóng xuồng cũng đa dạng nhiều kích cỡ: Xuồng trưng bày vài tấc, 1m, 2m, 3m… Nhiều người bán vật liệu xây dựng đặt mua xuồng nhỏ với giá 1-2 triệu đồng/chiếc để tặng khách hàng. Xuồng đóng loại này không tốn cây nhiều, nhưng tẳn mẳn, tốn thời gian lắm”-bà Bích chia sẻ.
Ông Lê Văn Tùng (57 tuổi), làm nghề đóng xuồng hơn 30 năm. Ông Tùng cho biết: “Đóng xuồng từ thời ông nội, giờ lượng xuồng đóng giảm hơn 90% so với trước. Thu nhập giảm nên con cũng không theo nghề, đi TP. Hồ Chí Minh làm, một mình tôi vẫn đam mê theo nghề. Ngày nào siêng đóng 2 ngày xong một chiếc xuồng dài 5,5m, ngang 9 tấc”.
Ông Tùng cho biết, cực vậy nhưng lời ít lắm. Giá bán giao thương lái 1,5 triệu đồng/chiếc, bán lẻ 1,7-1,8 triệu đồng, trừ chi phí lời chừng 100 ngàn/chiếc. Thu nhập thợ làm nghề chưa tới 300 ngàn/ngày. Để làm ra chiếc xuồng thợ phải qua nhiều công đoạn, cực nhất là đi mua cây. Người thợ làm nghề phải thật khéo léo theo từng công đoạn, như chọn gỗ già, chắc; ngâm; móc cây; cưa; phơi; uốn be; đóng; trét chai; vạt; đóng sạp; cho ra thành phẩm. Một năm làm chừng 6 tháng, nước không có, xuồng không bán chạy…”.
“Tôi yêu nghề mới làm tới giờ, chứ đời con không theo nghề. Cứ đà này khả năng làng nghề mai một”-ông Tùng trăn trở.
Gần đó, ông Phan Văn Nói (60 tuổi) cũng chia sẻ: “Tôi đóng xuồng từ năm 16 tuổi, nay nghỉ rồi. Lớn tuổi, con không theo nghề, nghỉ cũng tiếc, nhưng không làm nổi”.
Là người theo nghề cha truyền con nối, bản thân đóng xuồng hơn 45 năm, ông Huỳnh Văn Phuột nói rằng: “Chưa bao giờ làng nghề vắng lặng như vậy. Xưa cả làng nghề nhộn nhịp đóng ngày đêm, giờ chỉ còn người lớn tuổi nắm níu theo nghề. Mấy chục năm đóng xuồng, nghề đóng xuồng đeo bám trong tâm, yêu nghề nên làm hoài, khi nào không còn sức thì thôi”.
“Nhớ cái thời chong đèn làm đêm cực nhưng vui, giờ sắp mai một, nếu làng nghề không được duy trì sẽ tiếc lắm-mất đi một nét văn hóa đặc trưng miền quê sông nước”- ông Phuột tiếc rẻ.
Để duy trì làng nghề cần “bơm” vốn, tạo điều kiện cho các cơ sở làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống địa phương được hưởng các chính sách vay vốn, giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu tại các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh...
Hạnh Châu